Khiêm Nhường, Khiêm Tốn Là Gì ?
Oliver Herford từng nói : “Khiêm tốn chính là nghệ thuật nhẹ nhàng tăng cường sự quyến rũ của bạn bằng cách giả vờ không nhận thức được nó “
Vậy nên ta cũng có thể hiểu được khiêm nhường,khiêm tốn chính là nghệ thuật. Là cách để tôn lên giá trị của bản thân để bạn đẹp hơn trong mắt người khác. Hay nói đơn giản hơn, khiêm tốn chính là biết thu mình. Không tự cao tự đại đưa cái tôi vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Có một nhà triết gia đã từng nói “Bất kỳ người nào tôi gặp đều có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước”. Khiêm tốn cũng chính là biết lắng nghe, học hỏi. Với họ, sự hiểu biết chưa bao giờ là đủ bởi núi cao còn có núi cao hơn. Ở bất kỳ thời điểm nào, khi bạn gặp được người có những ưu điểm hơn bạn thì bạn phải nhận ra đó chính là thiếu sót của mình để học hỏi, đó cũng chính là khiêm tốn.
Xem thêm: Đánh giá bản thân và thiết lập mục tiêu cho năm mới
Kiêu ngạo – Bản Năng Hủy Hoại Con Người
Những người kiêu ngạo là những người đặt cái tôi của mình lên cao. Lúc này kiêu ngạo đã vượt qua cả sự kiêu hãnh đến mức cực đoan. Sự kiêu ngạo này được bọc bởi những hào nhoáng bên ngoài, những tấm bằng kiến thức hay học vấn. Ông bà xưa có câu: “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”. Họ tưởng mình học cao, là lãnh đạo thì đứng trước cấp dưới thậm chí kẻ ngang hàng cũng chẳng có gì để học hỏi. Thật sai lầm vì vốn kiến thức mà họ có được chẳng qua là sự sao chép của đời trước mà thôi.
Chính những điều này sẽ khiến cho bản thân của họ chỉ có thể đứng tại chỗ bởi họ không chịu ” thu nạp ” thêm kiến thức trong khi sự học hỏi là vô tận. Những kẻ ngạo mạn sẽ chỉ có thể phát ra những âm thanh trống rỗng không có trọng lượng với người nghe.
Khiêm Nhường – Đức Tính Cần Của Một Người Thành Công
“Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rũ xuống. Còn cỏ dại lúc nào cũng giương cao ngọn, thể hiện bản thân. Thế nhưng, ai cũng coi trọng bông lúa, còn chẳng mấy ai để mắt đến loài cỏ dại. Vì vậy người thông thái thật sự cũng tựa như những bông lúa khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống.
Những thứ trống rỗng và ít giá trị thường ồn ào. Đồng xu có giá trị 1 đồng rơi xuống đất vẫn phát ra tiếng leng keng chói tai. Nhưng tờ tiền giấy cho dù giá trị lớn đến đâu thì vẫn ” im lặng ” khi tiếp đất.
Những con đại bàng đơn độc sải cánh trên cao, yên lặng và bình thản, trong khi đàn gà chỉ biết kêu quang quác dưới mặt đất.
Những con người sáo rỗng thường hô to để tô điểm cho bản thân, họ giành hết hầu hết những thứ mình có để tạo ra một tấm màn che đậy đi sự ” thiếu thốn ” của bản thân. Còn những người thực sự đủ đầy thì họ đang ” bận ” tĩnh lặng để hưởng thụ.
Gia Cát lượng có nói ”Yên tĩnh để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức”. Đó chính là đạo lý làm người. Trong đời, càng là người học rộng, tài cao thì càng thấu được đạo lý khiêm tốn. Làm người phải học cách “cúi đầu” đây là năng lực thâm sâu sắc sảo. Các vĩ nhân đều là những người khiêm tốn. Isaac Newton coi mình chỉ như một đứa trẻ dạo chơi trên bãi biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lý bao la. Chân lý của ông chính là: “Sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ”. Ông chưa bao giờ dám nhận mình là một người khổng lồ! Thật đúng với câu:“Tri thức khiến người ta khiêm tốn . Ngu si làm người ta kiêu ngạo”.
Tuổi trẻ như gió, chỉ thích bay cao. Cái tôi như hổ, không chịu khuất phục. Đừng biến khát vọng trở thành tham vọng để rồi ngã đau không thể đứng dậy nổi. Hãy học cách khiêm tốn, thu nhỏ lời nói của mình lại, mở rộng đôi tay ra để hành động.
Mong bạn được làm một người đủ đầy, tĩnh lặng và khiêm nhường !!!
Xem thêm: Gian khổ trong quá khứ sẽ khiến bạn mỉm cười trong tương lai.