CÔNG THỨC QUẢN LÝ NHÂN SỰ ĐẾN TỪ NHỮNG CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Công thức quản lý nhân sự

 Quản Lý Nhân Sự luôn là cụm từ nóng bỏng từ xưa đến nay trong doanh nghiệp. Bởi nhân sự chính là nguồn lực quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Vậy đâu là công thức để áp dụng trong bài toán nan giải này. Hãy cùng Tracenal tìm hiểu những công thức này và áp dụng phù hợp vào doanh nghiệp của mình nhé:

1. Xây Dựng Đội Nhóm – Phát Triển Kỹ Năng Team Work

Teamwork

Làm việc nhóm  là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết với tất cả mọi người. Các cá nhân độc lập khi kết hợp lại với nhau tạo thành một team theo dạng tuần hoàn khép kín bổ trợ lẫn nhau không bị đứt đoạn, làm việc liền mạch để vận hành tập thể đạt đến đỉnh cao của hiệu quả công việc. Muốn quản lý nhân sự thành công, trước hết bạn phải có được đội ngũ nhân sự thống nhất.

Nếu bạn là người thường xuyên xem thể thao, cụ thể là bóng đá, chắc chắn bạn đã hiểu rằng một đội bóng tài năng phải có được sự quản lý chặt chẽ, thấu hiểu và phối hợp nhuần nhuyễn giữa đồng đội. Các cầu thủ luôn phán đoán chính xác được đồng đội định làm gì, sẽ chạy hướng nào, có dứt điểm luôn hay không để cố gắng hỗ trợ và kiến tạo cho người đó. Họ đã chiến thắng nhờ vào một đội nhóm ăn ý.

Làm việc nhóm trong doanh nghiệp cũng vậy, đó là quá trình cùng nhau tập luyện và chinh chiến. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn nhờ hiểu rõ đồng nghiệp, sáng tạo hơn nhờ tương tác ăn ý, từ đó làm tăng năng suất lao động. Mọi người sẽ lắng nghe nhau nhiều hơn, nâng tầm giao tiếp trở thành thấu hiểu đến mức nhiều khi không cần nhìn, ta cũng có thể tạo ra những đường chuyền chính xác và đưa bóng vào lưới.

Xem thêm: Teamwork – Chìa khóa mở ra cơ hội thành công

2. Đưa Chia Sẻ Và Giao Tiếp Vào Trong Văn Hóa Doanh Nghiệp

Đây là nghệ thuật quản trị nhân sự đỉnh cao. Những doanh nghiệp có bề dày lịch sử và đã thành công trong thời gian dài thường rất mạnh về yếu tố về nhân sự. Cách tốt nhất để gắn kết và giữ lửa cho một tập thể là xây dựng một văn hóa doanh nghiệp độc đáo và có bản sắc. Nó cũng giống như văn hóa của một vùng miền hay quốc gia. Là thứ để mọi thành viên đều có thể tự hào khi nhìn vào và cố gắng gìn giữ.

Tại sao văn hoá doanh nghiệp lại dựa trên nền tảng chia sẻ và giao tiếp? Bởi lẽ các nền tảng quản trị nhân sự khác như OKRs, thúc đẩy phát triển sản phẩm, theo khung năng lực,… thường chỉ hợp với chiến lược tối ưu kết quả kinh doanh. Còn “giao tiếp” và “chia sẻ” mới là hai từ khoá chính của quản trị nhân sự. Dù đầu quân cho bất kỳ doanh nghiệp nào, con người điều cần quan tâm đến miếng cơm manh áo và những mối quan hệ đời thường, nói chung là những điều bình dị rất “con người”. Điều này càng đúng hơn nữa với truyền thống của người Việt.

Sự chia sẻ giúp cho việc hợp tác được cân bằng nhất về quyền lợi, nâng cao nhất sự tin tưởng, tôn trọng và tập trung. Việc giao tiếp cởi mở giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên, là nền tảng thúc đẩy sự công bằng và minh bạch trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp – Mắt xích tạo nên sự thành công

3. Phát Triển Toàn Diện

Không phải chỉ duy nhất một người hoặc một nhóm người cụ thể mới có cơ hội được học tập và phát triển. Việc để nhân viên mới chỉ quanh quẩn pha trà, rót nước hoàn toàn không phải là cách thức đúng đắn. Quả thực họ là ứng viên thiếu kinh nghiệm nhưng họ có tiềm năng, họ sẽ làm tốt công việc nếu được tham gia vào các buổi onboarding hiệu quả, được hoà mình vào tập thể như những nhân viên bình thường.

Sẽ thật tuyệt vời nếu doanh nghiệp bạn không chỉ cho nhân viên một công việc mà còn là một sự nghiệp phát triển lâu dài. Đó chính là điều mà mọi nhân viên đều muốn nghe và cống hiến hết mình cho điều đó.

4. Đề Cao Tinh Thần Trách Nhiệm

Doanh nghiệp của bạn cũng nên đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên. Không cần phải căng thẳng như ra lệnh “Chúng tôi không trả lương cho anh để anh biến công việc thành đống ngổn ngang như thế này!”, hãy tạo cho nhân viên thói quen chuẩn bị kỹ lưỡng và theo đuổi công việc đến cùng. Trước khi chốt phương án triển khai cuối cùng, nhân viên cần ngồi lại với bạn để bàn bạc lập kế hoạch, xin lời khuyên về các rủi ro có thể xảy ra. Sau đó, hãy chắc chắn mọi người đều phải làm và cố gắng hết sức để làm được theo đúng kế hoạch.

5.Theo Dõi, Kiểm Soát, Động Viên

Theo dõi và kiểm soát là để đo lường kết quả hoạt động của nhân viên. Bạn cần nắm được tần suất làm việc. Kết quả từng khâu hoạt động của các bộ phận. Kết quả chung của doanh nghiệp, các chỉ số về thời gian nghỉ phép, giờ đi làm, KPI, hiệu quả đào tạo nhân viên,… Khi kiểm soát chặt chẽ, bạn sẽ hiểu rõ về tình hình hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn để khích lệ.

Người quản lý nhân sự tốt chính là người biết nắm bắt hiệu suất công việc của nhân viên. Hành động khích lệ kịp thời có thể giúp một nhân viên chưa có phong độ tốt quay trở lại làm việc với 100% sức lực của mình. Với các nhân viên đạt được kỳ vọng hay thậm chí là vượt kỳ vọng, bạn có thể khích lệ để họ liên tục lập những kỷ lục mới trong hiệu suất làm việc của mình. Khích lệ là liệu pháp tinh thần cực tốt, đem lại nhiều giá trị mà nhà quản trị nhân sự cần làm thật giỏi.

Theo: Resources.base