1/ Suy nghĩ kĩ trước khi nói
Người hướng ngoại có xu hướng xử lý vấn đề bằng lời nói, làm việc thông qua suy nghĩ và đưa ra kết luận bằng cách nói chúng ra. Trong khi đó, người hướng nội xử lý các vấn đề “trong đầu” của mình. Họ cần thời gian yên tĩnh để suy nghĩ kĩ và chỉ nói ra khi ý tưởng được hình thành đầy đủ và họ sẵn sàng để chia sẻ.
Những người hướng nội dành thời gian để suy nghĩ về các lựa chọn trước khi nói và đợi cho đến khi họ tin rằng mình có điều gì đó có giá trị, sau đó mới nói chúng ra. Điều này làm cho họ có được sự chu đáo và điềm tĩnh.
2/ Không lo lắng quá mức về những gì người khác nghĩ
Người hướng ngoại thường có nhu cầu muốn được xã hội chấp nhận. Họ tìm kiếm sự trấn an bản thân từ môi trường bên ngoài, trong khi những người hướng nội ít phụ thuộc và điều này.
Đây là một điều mà người hướng ngoại chắc chắn có thể học hỏi từ người hướng nội, là khả năng tự làm dịu và có mối quan hệ với chính mình.
“Việc trở nên bình tĩnh và ổn định hơn với chính bản thân sẽ mở ra cho chúng ta khả năng kết nối thực sự với những người khác, mà không bị thúc đẩy bởi nhu cầu được xã hội chấp nhận.”
3/ Thực sự biết cách lắng nghe
Erin Nicole McGinnis, một nhà trị liệu tâm lý ở Los Angeles nói rằng: Những người hướng nội có xu hướng quan sát nhiều hơn và ít khi làm gián đoạn những người khác đang nói chuyện, điều này khiến họ trở thành những người lắng nghe tuyệt vời. Điều này có nghĩa là họ sẽ phản ánh lại cho người nói biết rằng những điều nói ra đang thực sự được lắng nghe.
Việc áp dụng những kỹ năng lắng nghe có thể khiến cho cuộc thảo luận sâu sắc và hiệu quả hơn.
4/ Mọi thứ sẽ ổn thôi khi là chính mình
Dành thời gian một mình để phát triển bản thân là một kỹ năng quan trọng mà Stephanie Johnson, một chiến lược gia truyền thông cao cấp ở Dallas, đã học được khi là một người hướng nội.
“Tự nhiên, khi là một người hướng nội, tôi dành nhiều thời gian rất nhiều cho những suy nghĩ trong đầu và với bản thân mình. Tôi nghĩ rằng điều này có ích vì chúng cho phép tôi không bị những phiền nhiễu thường ngày chế ngự suy nghĩ thực tế, thứ sâu thẳm trong tâm trí mà chúng ta cần phải đạt được.”
Johnson cho biết, để có thể phát triển, cô ấy đã học được cách thành thật với chính mình, điều này đòi hỏi phải có thời gian một mình.
5/ Sự tôn trọng những ranh giới
“Những người hướng ngoại đôi khi sẽ thúc đẩy người hướng nội làm những việc mà họ không muốn làm. Một người hướng nội sẽ tiếp thu điều đó rất nhanh.” – Mary Joye, cố vấn sức khỏe tâm thần ở Winter Haven, Florida.
Joye cho biết người hướng nội có thể dạy người hướng ngoại tầm quan trọng của việc tôn trọng ranh giới của người khác.
6/ Cách tốt hơn để đưa ra quyết định
Christine Agro, một chuyên gia thiền định ở New York, cũng là một người hướng nội, cho biết người hướng nội thường ngẫm nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định.
“Vội vàng đưa ra quyết định có thể dẫn đến những sai lầm hoặc bỏ qua những quyết định tốt hơn” – Christine nói. Chậm lại và suy ngẫm khi đưa ra quyết định có thể làm tăng hiệu quả và khiến bạn thành công hơn.
7/ Quan niệm rằng người hướng nội không cần phải được “sửa chữa”
Lorraine A. McCamley, một người hướng nội, người đào tạo lãnh đạo cho các “chuyên gia thầm lặng”, tại Công ty tư vấn Boldly, đã nhận thấy rằng mọi người có xu hướng muốn rút những người hướng nội ra khỏi vỏ bọc của họ. Nhưng với cô, mọi người cần phải học cách nhìn thấy giá trị trong người hướng nội.
“Mặc dù người Mỹ – đặc biệt là trong thương trường – thường tìm kiếm và thúc đẩy những người có đặc điểm hướng ngoại, những người hướng nội không phải là nạn nhân, nhút nhát, thu mình. Chúng tôi, những người hướng nội là những cá nhân có xu hướng điều hướng thế giới vào trong.”
——————–
Trích cuốn: ” Tôi không thích ồn ào “
Xem thêm: https://tracenal.vn/nhung-bai-trac-nghiem-tam-ly-duoc-su-dung-nhieu-nhat-tren-the-gioi/