Nằm Lòng Những ” Đòn Tâm Lý ” Trong Kỹ Năng Đàm Phán

Nằm Lòng Những " Đòn Tâm Lý " Trong Kỹ Năng Đàm Phán

Kỹ năng đàm phán là những yếu tố cho phép hai hoặc nhiều bên đạt được thỏa hiệp. Đây thường là những kỹ năng mềm và bao gồm các khả năng như giao tiếp, thuyết phục, lập kế hoạch, chiến lược và hợp tác. Hiểu những kỹ năng này là bước đầu tiên để trở thành một nhà đàm phán hiệu quả. Vậy, đâu là những yếu tố cần thiết để nâng cao kỹ năng đàm phán?

 

1. Luôn Có Sẵn Phương Án Dự Phòng Trong Tay

Kỹ năng đàm phán thứ nhất - Chuẩn bị sẵn phương án dự phòng

Người có kỹ năng đàm phán sẽ không bao giờ ” ra trận ” chỉ với một tờ hợp đồng. Trước khi bước chân vào bàn đàm phán, bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì. Đồng thời bạn cũng cần vạch rõ đâu là những điều mình cần phải đạt được khi kết thúc đàm phán (và sẽ chỉ kết thúc khi đạt được những điều này). Xác định rõ ngay từ ban đầu, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán. Bởi biết được đâu là những điều có thể nhượng bộ, đâu là những điều nhất định phải đạt được sẽ đảm bảo quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, cũng có đôi lúc, cuộc đàm phán sẽ đi theo những hướng khác ngoài tầm kiểm soát không phải rõ ràng như bạn xác định ban đầu. Chẳng hạn, bạn dự tính nhất định phải đạt được A, có thể nhường đối phương B. Nhưng nếu bạn được đề nghị nhận B+ và từ bỏ A, phương án mới này không ảnh hưởng nhiều lắm đến mục tiêu của bạn. Điều này thể hiện rõ ràng sự linh hoạt là cần thiết để có thể kết thúc đàm phán trong “thắng lợi”. 

2. Chỉ Số Hành Động Cao

Nếu muốn thành công trong xã hội, lý tưởng và hoài bão cao xa đương nhiên là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn vẫn là liệu có khả năng thực hiện chúng hay không. Chúng ta gọi nó là động lực thúc đẩy để thực hiện kế hoạch.

Dù ý tưởng hay thế nào, nếu giao vào tay người không có khả năng, chắc hẳn tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Trái lại, dù có nội dung chưa được hoàn chỉnh, nếu được sự thúc đẩy tuyệt vời, cũng vẫn đơm hoa kết trái.

Vì vậy sau khi đã có ý tưởng, bạn phải điều tra từng chi tiết cụ thể bao gồm số vốn cần thiết, nhân lực đầu tư, thời gian hao phí, lợi ích cần đạt được,… rồi mới vạch ra kế hoạch cụ thể. Nếu không có kế hoạch này, bạn không thể  không thể thuyết phục đối phương . Nếu đã có kế hoạch thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, người đồng ý bỏ vốn sẽ xuất hiện, người sẵn sàng giúp đỡ sẽ không phải ít. Đây không chỉ là kỹ năng đàm phán mà còn là phương án chiến lược cực kỳ hiệu quả.

3. Lắng Nghe Và Tôn Trọng Đối Phương

Bạn cần lắng nghe kĩ càng, đặt câu hỏi, và chuẩn bị trước cho những tình huống có thể bất ngờ xảy ra. Lắng nghe giúp bạn nắm bắt được những thông tin có giá trị để vượt qua những trở ngại và hiểu rõ tình huống đang diễn ra. 

“Lắng nghe người khác nói gì là chìa khóa then chốt cho một cuộc đàm phán thành công. Hầu hết mọi người đều muốn nói về bản thân họ, và đây là cơ hội tốt để bạn biết liệu họ có phải là người có thiện chí thỏa thuận hay không.

Khi bạn để cho người khác nói, bạn có một lợi thế cạnh tranh là có thể tạo ra một thỏa thuận công bằng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, lắng nghe không chỉ là một chiến thuật trong đàm phán. Khi bạn thật sự quan tâm đến những gì đối phương nói cũng như những ý tưởng của họ, bạn có thể học được nhiều điều mới mẻ. Với phương pháp này, tất cả mọi người đều có lợi” – Jocko Willink, cựu sĩ quan của Đội Đặc nhiệm Hải quân Hoa Kỳ (SEAL), người đứng đầu danh sách những tác giả bán chạy nhất của tờ New York Times, nhà đồng sáng lập của Echelon Front và đối tác tại Origin USA chia sẻ.

Xem thêm: Kiêu ngạo là bản năng, khiêm nhường mới là bản lĩnh 

4. Đảm Bảo Đôi Bên Cùng Có Lợi

Hãy đảm bảo đôi bên cùng có lợi khi ra về

Một trong những kỹ năng đàm phán khôn khéo chính là đảm bảo lợi ích cho đôi bên. Bạn cũng cần tìm hiểu đối phương là ai? Mong muốn ra sao? “Biết địch biết ra trăm trận trăm thắng”. Đàm phán là tìm được cái chung cũng như lợi ích cho nhau, biết tiến, lùi đúng lúc. Nhưng có người lúc nào cũng chỉ chăm chăm theo đuổi lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích của đối phương.

Trong đàm phán, lợi ích cho người này là mất mát của người khác. Nếu hai bên đều không chịu nhượng bộ thì làm sao đạt được thỏa thuận. Vì thế, chúng ta ý thức dành cho mình lợi ích lớn nhất trong đàm phán xong vẫn phải tính toán trước trong phạm vi hợp lý, mức độ vừa phải, cho đối phương một vài lợi ích. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ đàm phán đổ vỡ xuống mức thấp nhất.

Bạn phải dùng lí lẽ cũng như hành động để đối phương thuyết phục và đồng thuận đồng thời cũng không thể hạ bệ ai. Đừng tự cao tự đắc cho dù bạn có đạt được thỏa thuận. Đàm phán cũng như bán hàng dù sản phẩm có tốt đến mấy mà chiến lược Marketing dở thì cũng là cũng dư mà thôi. Hãy xây dựng cho mình một “ nghệ thuật” đàm phán chuẩn công việc cũng như mọi cơ hội sẽ dễ dàng đến với bạn hơn.