Thành công hay tỷ phú chính là những từ mà chúng ta thường nói khi nhắc đến một trong những người dưới đây. Tuy nhiên với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau, điểm xuất phát khác nhau. Mỗi người đều có một câu chuyện hay những bài học kinh doanh riêng để đạt được thành quả như hôm nay. Những bài học đó đã được chứng minh bởi những con số khổng lồ mà họ đạt được. Hãy cùng Tracenal tìm hiểu những Bài học kinh doanh đến từ 5 vị tỷ phú sau:
1. Bài Học Kinh Doanh Từ Jack Ma – Đánh bại đối thủ bằng chính điểm mạnh của họ
Điểm mạnh của đối thủ chính là thứ doanh nghiệp của bạn phải nhìn nhận ra để có những phương hướng cạnh tranh lại. Thay vì lựa chọn cách tìm hiểu điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh và cố gắng hơn họ. Jack Ma lựa chọn tận dụng luôn điểm mạnh của đối thủ. Tại thời điểm đó, Ebay chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Alibaba. Jack Ma nhận thấy rằng ông không có nhiều tiềm lực kinh tế bằng đối thủ để chạy đua với Ebay. Vậy nên, ông đã tận dụng ngay chính điểm mạnh nhất của đối thủ để đánh bại họ.
Khi Ebay chia sẻ sẽ đánh bại Alibaba như thế nào thì người dùng lại tò mò tìm hiểu Alibaba là ai mà khiến Ebay muốn đánh bại. Chính điều này đã làm cho cái tên Alibaba khơi dậy sự hiếu kỳ của mọi người. Và cũng với lẽ đó, lượng tìm kiếm và biết đến Alibaba gián tiếp được tăng lên nhờ Ebay. Alibaba đã thành công ở điều này mà không cần tốn quá nhiều chi phí cho Marketing.
Jack Ma đã thành công chính là vì ông hiểu rõ sản phẩm của đối thủ và chắc chắn sản phẩm của mình tốt hơn đối thủ. Khi đó ông mới có đủ tự tin để mượn sức mạnh truyền thông của đối thủ là công cụ marketing cho mình. Nếu sản phẩm của bạn không tốt hơn đối thủ thì việc làm này sẽ tạo ra hiệu ứng trái chiều và tự dìm chính mình xuống làm bậc thang cho đối thủ bước lên vị trí cao hơn mà thôi.
2. Bài Học Kinh Doanh Từ CEO – Jeff Bezos người sáng lập ra Amazon và Triết lý “chiếc ghế trống”
Triết lý “chiếc ghế trống” là phương châm làm việc do một không hai của Jeff Bezos. Nếu bạn là một khách hàng, hẳn bạn sẽ rất muốn trở thành khách hàng của Jeff Bezos của Amazon. Bởi tại đây, Jeff Bezos coi “khách hàng là một thượng đế”. CEO – Jeff Bezos “cưng chiều” các khách hàng của mình còn hơn cả nhân viên của mình.
Trong cuộc họp, ông luôn để lại một chiếc ghế trống để đại diện cho khách hàng của mình. Coi như họ cũng đang hiện diện và tham gia cuộc họp cùng với các thành viên của công ty. Theo Jeff Bezos, khách hàng là người mang lại lợi ích cho công ty và cũng là đối tượng quan trọng nhất cần được chăm sóc. Nếu không có khách hàng thì mọi nỗ lực xây dựng và cố gắng của công ty cũng trở về con số không. Chính vì vậy, Jeff Bezos luôn muốn mang đến cho khách hàng của mình những dịch vụ thoải mái nhất và hài lòng nhất.
Amazon luôn tự hào rằng mình có thể chiều lòng những khách hàng khó tính nhất. Jeff Bezos coi trọng thời gian của khách hàng. Thời gian của họ là vàng là bạc nên ông luôn có những dịch vụ giao hàng nhanh nhất. Giao hàng tận nhà và luôn đúng hạn. Amazon còn cho khách hàng đặt đơn hàng đến 7h tối. Theo chỉ đạo của Jeff Bezos, Amazon còn sử dụng những hộp đựng hàng có chất liệu tốt nhất để khách hàng có thể tái sử dụng.
Xem thêm: Nằm lòng bí kíp thấu hiểu khách hàng mục tiêu
3. Bài Học Kinh Doanh Từ Bill Gates – Nhà sáng lập Microsoft và Bài Học Xây Dựng Công Ty Gồm Các Đơn Vị Nhỏ
Bill Gates tên đầy đủ là William Henry Bill Gates. Nhờ tài năng trong lĩnh vực công nghệ và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bill Gates và cộng sự Paul Allen đã xây dựng Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới và thành công dù chưa hoàn thành xong chương trình đại học của mình.
Một trong những bí quyết thành công của Bill Gates là xây dựng công ty gồm các đơn vị nhỏ. Microsoft không phải là một công ty to lớn và đơn lẻ mà là một tập hợp những công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách những nhiệm vụ khác nhau. Xét trong nội bộ, công ty cũng thường xuyên được chia thành những đơn vị, dự án nhỏ để duy trì một môi trường kinh doanh.
Microsoft duy trì sự độc lập và năng động của các công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược của một công ty lớn. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh trong chính công ty. Đồng thời khai khai thác triệt để thế mạnh của các công ty nhỏ.
4. Bài Học Kinh Doanh Từ Steve Jobs – Cựu CEO của Apple Ưu Tiên Sản Phẩm Hàng Đầu
Bài học đầu tiên từ Steve Jobs chính là ưu tiên sản phẩm lên trên hết. Khi ông cùng một nhóm thiết kế chiếc Macintosh đầu tiên vào đầu những năm 1980. Yêu cầu của ông là phải tạo ra một sản phẩm “vô cùng tuyệt vời”. Ông không bao giờ nói về việc tối đa hóa lợi nhuận hay cắt giảm chi phí.
Chiếc Macintosh được tạo ra có chi phí quá cao và dẫn đến việc Jobs bị “hất cẳng” khỏi Apple. Tuy nhiên, chiếc Macintosh cũng “tạo nên sự khác biệt” bằng việc thúc đẩy cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Về lâu dài, ông đã hoàn toàn đúng: Tập trung vào việc tạo ra sản phẩm thật tốt và lợi nhuận sẽ theo sau.
5. Bài Học Kinh Doanh Từ Warren Buffett – 3 Nguyên Tắc Tập Trung
Để có được thành công, hãy học hỏi từ chính Buffett. Ông đã từng bước thí điểm bản thân bằng cách thực hành thiết lập mục tiêu nhằm thay đổi cuộc sống – một biện pháp cực kỳ hiệu quả để tăng hiệu suất công việc và thay đổi vòng tròn nghề nghiệp. Bài học đó bao gồm 3 bước đơn giản để đặt ra ranh giới, nói “không” với phân tâm, và cật lực trau dồi để thành công.
- Hãy viết ra danh sách 25 mục tiêu lớn nhất trong sự nghiệp của bạn.
- Khoanh tròn 5 mục tiêu quan trọng phù hợp nhất với bạn. Đó cũng chính là những mục tiêu cấp thiết nhất.
- Xóa bỏ hoàn toàn 20 mục tiêu còn lại. Gạch chúng đi dù có ít nhiều quan trọng.
Theo Buffet, 20 mục tiêu này ít quan trọng hơn và không phải là những ưu tiên cấp thiết, vì vậy, nếu cứ dồn sức đầu tư vào chúng, sẽ chỉ lãng phí năng lượng và sự tập trung cho 5 mục tiêu hàng đầu.
Điểm mấu chốt ở đây là nói “không” với những thứ trong danh sách “cần làm”, trừ những mục tiêu mà bạn dành cả tâm huyết để xác định nó là quan trọng nhất. Đó mới chính là trọng tâm bạn nên dồn nỗ lực và tập trung đạt được.
6. Bài Học Kinh Doanh Từ Lý Gia Thành – Qúy Trọng Nhân Viên
Sau hơn 50 năm trên thương trường. Lý Gia Thành – vị tỷ phú gốc Hoa nhận thấy bài học kinh doanh mà chủ doanh nghiệp cần phải nhận ra đó là trân trọng nhân viên. Bởi nhân viên chính là tài sản quý giá nhất của công ty. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hay các công ty gia đình người lãnh đạo phải làm rất nhiều việc. Còn đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn nhân viên sẽ chung tay góp sức làm việc để thực hiện mục tiêu, sứ mệnh mà ông chủ đặt ra. Vì vậy, hãy tạo cho họ cảm giác gắn bó, thoải mái trong công việc. Bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo tài năng gói gọn trong việc xác định và sử dụng đúng người đúng việc.
Muốn tạo ra sản phẩm tốt hay muốn có được chất lượng dịch vụ tốt nhất cho công ty tất thảy đều cần đến nhân sự. Nếu biết “ đầu tư “, nhân sự chính là nguồn tài sản sản sinh ra lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: 5 sai lầm trong tuyển dụng khiến vấn đề nhân sự trở nên bế tắc